Phương pháp dạy nói tiếng Anh hiệu quả nhất cho trẻ

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu ngày nay, việc thành thạo kỹ năng nói tiếng Anh là điều tất yếu. Khả năng nói tốt trở thành một trong năm kỹ năng cần có của mọi trẻ em trong thế kỷ 21. Đây giống như chiếc chìa khóa vàng mở ra thành công cho các con trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng này, giữa vô vàn chương trình học khác nhau, rất nhiều phụ huynh hiện nay chú trọng tìm một chương trình có phương pháp dạy nói tiếng Anh hiệu quả ngay từ lứa tuổi mầm non. Vậy đâu là phương pháp dạy nói tiếng anh hiệu quả nhất cho trẻ?

1. Bản chất của việc học nói

Theo giáo sư Graham-Marr trong nghiên cứu của ông năm 2004, “nói” là một hoạt động sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý nghĩa. Còn theo nghiên cứu năm 2007 của giáo sư Harmer, việc nói đòi hỏi người sử dụng ngôn ngữ phải biểu đạt trôi chảy, có thể phát âm đúng các âm vị, sử dụng ngữ điệu và trọng âm phù hợp, cũng như nói được những đoạn liên tục, tương tự như cách chúng ta giao tiếp hàng ngày bằng tiếng mẹ đẻ. Tiếp nối định nghĩa này của giáo sư Harmer, một nghiên cứu khác của giáo sư Kayi thì định nghĩa nói là một quá trình xây dựng và chia sẻ thông tin thông qua việc sử dụng các ký hiệu bằng lời nói và phi ngôn ngữ được đặt trong nhiều ngữ cảnh đa dạng. Từ đó, người học ngôn ngữ được khuyến khích nói ở những tình huống hội thoại khác nhau để đạt hiệu quả tốt hơn. 

2. Phương pháp dạy nói

Theo giáo sư Graham-Marr trong nghiên cứu của ông năm 2004, “nói” là một hoạt động sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý nghĩa. Còn theo nghiên cứu năm 2007 của giáo sư Harmer, việc nói đòi hỏi người sử dụng ngôn ngữ phải biểu đạt trôi chảy, có thể phát âm đúng các âm vị, sử dụng ngữ điệu và trọng âm phù hợp, cũng như nói được những đoạn liên tục, tương tự như cách chúng ta giao tiếp hàng ngày bằng tiếng mẹ đẻ. Tiếp nối định nghĩa này của giáo sư Harmer, một nghiên cứu khác của giáo sư Kayi thì định nghĩa nói là một quá trình xây dựng và chia sẻ thông tin thông qua việc sử dụng các ký hiệu bằng lời nói và phi ngôn ngữ được đặt trong nhiều ngữ cảnh đa dạng. Từ đó, người học ngôn ngữ được khuyến khích nói ở những tình huống hội thoại khác nhau để đạt hiệu quả tốt hơn.


Trong những năm 1970 trở về trước, việc dạy nói thường có nghĩa là yêu cầu học sinh nhắc lại những gì giáo viên dạy, hoặc học thuộc lòng một đoạn hội thoại (theo Richards, 2008). Tuy nhiên, sự suất hiện phương pháp giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp trong những năm 1980 đã dẫn đến sự thay đổi quan điểm lớn về giáo trình và phương pháp luận để dạy nói tiếng Anh hiệu quả.


Mục tiêu của việc dạy nói nhằm giúp người học giao tiếp thành thạo và tự nhiên. Theo nghiên cứu của giáo sư Nunan vào năm 2003, dạy nói có thể định nghĩa là dạy học sinh:


  • Cách nói từng âm trong tiếng Anh
  • Sử dụng trọng âm của từ và câu, ngữ điệu
  • Chọn từ và câu phù hợp với bối cảnh, đối tượng, tình huống và chủ đề phù hợp 
  • Tư duy theo một trình tự hợp lý
  • Sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện biểu đạt giá trị và phương thức đánh giá
  • Ứng dụng ngôn ngữ một cách tự tin và trôi chảy


Cũng trong nghiên cứu năm 2008, giáo sư Richard đã chỉ ra rằng, để giúp học sinh đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp thông qua việc nói tiếng Anh trôi chảy, giáo viên có thể cân bằng phương pháp giảng dạy kết hợp nhuần nhuyễn 3 khía cạnh bao gồm (1) tiếp nhận ngôn ngữ đầu vào, (2) sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ khi nói, (3) tạo các tình huống giao tiếp tự nhiên.

2.1 Tiếp nhận ngôn ngữ đầu vào

Người học tiếp cận “Ngôn ngữ đầu vào” (comprehensible input) qua hình thức lắng nghe giáo viên giảng bài, các hoạt động nghe, đọc trên lớp cũng như bên ngoài lớp học. Tất cả những hình thức này cung cấp cho học sinh thông tin cần thiết để có thể bắt đầu giao tiếp.


Khía cạnh này giống với giai đoạn đầu “Nghe tích lũy” trong quá trình học giao tiếp tiếng Anh tự nhiên của GrapeSEED. Trong bài viết “Độ tuổi nào là thích hợp để bắt đầu học tiếng Anh” của chuyên gia đào tạo Rosaline Hoàng đã nêu ra “khi học tiếng Anh hoặc bất kì một ngôn ngữ mới nào, trẻ sẽ cần có thời gian để tiếp nhận ngôn ngữ đó. Trong khoảng thời gian này trẻ sẽ lắng nghe và cố gắng hiểu ngôn ngữ đó – đây được gọi là khoảng thời gian im lặng “silent period”. Khoảng thời gian im lặng của mỗi đứa trẻ là khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển và nhận thức của từng bạn. Có bạn chỉ mất một vài tuần, nhưng có những bạn sẽ mất một vài tháng, trường hợp cá biệt có thể là cả năm. Điều này cũng giống như khi các con học tiếng mẹ đẻ – tiếng Việt. Có bạn 2 tuổi đã nói nhưng có bạn phải đến 3 tuổi mới bắt đầu bập bẹ”.

Tiếng Anh GrapeSEED

Bên cạnh đó, với môi trường 100% “thuần tiếng Anh” của GrapeSEED, tần suất các buổi học hàng tuần hợp lý sẽ tối đa hóa thời gian tiếp nhận ngôn ngữ thứ 2 của trẻ. Trẻ em giống như “miếng bọt biển”, càng được “tắm mình” trong môi trường tiếng Anh càng nhiều, việc thẩm thấu ngôn ngữ sẽ càng hiệu quả.


Ngoài ra, trong bài viết “Vừa học, vừa chơi – Cách dạy tiếng Anh tự nhiên cho bé” của Andrew Riese – Giám đốc chi nhánh GrapeSEED Việt Nam có đề cập tới Môi trường tiếng Anh mở rộng (REP) của GrapeSEED đã “tích hợp sẵn thư viện tài liệu nghe tiếng Anh. Thư viện này được xây dựng một cách tỉ mỉ sao cho phù hợp với lượng từ vựng và kiến thức học trên lớp của trẻ. Đây là cách thú vị để trẻ chơi đùa cùng ngoại ngữ, và một lần nữa, học mà không biết là trẻ đang học”.


Với phương pháp học tiếng Anh tự nhiên như tiếng mẹ đẻ của GrapeSEED như “mưa dầm thấm lâu”, học sinh sẽ đạt đến giai đoạn “Nghĩ bằng tiếng Anh và Nói bằng tiếng Anh” (Think in English and Speak in English).

2.2 Sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ khi nói

Các cấu trúc ngôn ngữ là một phần quan trọng cấu thành nên sự giao tiếp. Để giúp người học nắm được các câu trúc ngôn ngữ một cách hiệu quả, giáo viên cần tập trung vào sự chính xác của cấu trúc, thay vì việc dạy mẫu các câu nói. Hay nói cách khác, cần giúp người học biết áp dụng các từ vựng, cụm diễn đạt khác nhau vào các cấu trúc một cách linh hoạt để giao tiếp. Các hoạt động dạy học cần nhấn mạnh các cấu trúc này để học sinh tích lũy đủ, rồi chuyển sang giai đoạn nghe hiểu, và cuối cùng là ứng dụng cấu trúc khi nói.


GrapeSEED tập trung vào cách sử dụng thực tế của các khái niệm, từ vựng, chức năng ngôn ngữ và hiểu ý nghĩa thay vì ghi nhớ các quy tắc và cấu trúc ngữ pháp. Học sinh sẽ bắt đầu bằng việc nghe các diễn đạt ngôn ngữ, sau đó sẽ kết nối những âm tạo nên diễn đạt đó với chức năng của những diễn đạt này. Sau đó, học sinh bắt đầu bắt chước các âm cho đến khi có thể tự nói lại được. Khi càng nghe nhiều các diễn đạt ngôn ngữ (quá trình tiếp nhận) và càng sử dụng nhiều các diễn đạt đó (quá trình thể hiện), học sinh càng dễ dàng và nhanh chóng gợi nhớ lại cách sử dụng, dẫn đến sự lưu loát và có thể giao tiếp với những “ý niệm” mà các con đã biết (sự thông thạo).


Với hơn 50 năm nghiên cứu, đội ngũ phát triển chương trình toàn cầu của GrapeSEED đã xây dựng lộ trình học cho trẻ với tổng cộng 40 Unit. Trong mỗi Unit, từng học liệu đều chứa đựng những từ vựng lõi, cấu trúc ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Từ đó, phát triển nội dung chương trình theo thiết kế xoắn ốc, Unit trước là tiền đề cho Unit sau. Các từ vựng lõi và cấu trúc ngôn ngữ được xây dựng một cách hệ thống xuyên suốt các Unit để giúp học sinh nhớ và ứng dụng được trong giao tiếp.


Ví dụ, trong Unit 1 của GrapeSEED có học liệu câu chuyện “What do you see?”, học liệu này sử dụng cụm từ “I see” để diễn đạt các câu trong từng bức tranh như “I see a panda.”

Trong Unit 3, ở học liệu Quyển sách lớn “Three”, học liệu này đã nhắc lại cụm từ “I see” trong câu “I see three birds up in the sky.”

Tiếp đến trong Unit 8, ở học liệu Bài thơ “Doctor” có nhắc lại một lần nữa cụm từ “I see” trong câu “I see the doctor.”


Như vậy, với cách dạy này của GrapeSEED, trẻ được tiếp cận nhiều lần các cụm từ quan trọng “I see” trong nhiều Unit và nhiều dạng học liệu khác nhau. Từ đó, giúp trẻ nâng cao khả năng nhớ và sử dụng các cấu trúc quan trọng để diễn đạt suy nghĩ của mình, thay vì học thuộc lòng một vài câu cứng nhắc để giao tiếp.

Tiếng Anh GrapeSEED

2.3  Tạo các tình huống giao tiếp tự nhiên

Giáo viên cần tạo ra những hoạt động có ý nghĩa để tạo ra các tình huống thực tế có tính ứng dụng cao trong giao tiếp hàng ngày. Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của việc dạy nói nhằm giúp học sinh giao tiếp thành thạo và tự nhiên. Tiêu chí thành công cho việc dạy học nói là việc trẻ có thể diễn đạt được suy nghĩ, thông điệp của mình. Vì vậy, giáo viên không nên đặt nặng vấn đề chính xác về mặt ngữ pháp và gây áp lực vô hình cho trẻ.


Để làm được điều này, ngoài việc cung cấp cấu trúc ngôn ngữ, giáo viên cần chú trọng việc xây dựng một “ngân hàng từ vựng” mà học sinh thích dùng để trò chuyện trong đời sống hàng ngày. Nếu giáo viên có cách dạy từ vựng hiệu quả, trẻ có thể dễ dàng sử dụng các từ đó để biểu đạt suy nghĩ của mình.


Chương trình GrapeSEED chú trọng vào hệ thống từ vựng lõi, giúp trẻ giao tiếp sớm chỉ với 1 lượng từ vựng nhỏ. Đồng thời, các Unit của GrapeSEED lồng ghép những chủ đề mà trẻ thích nói như: gia đình, bạn bè, các loài động vật, các đồ vật trong lớp học, quần áo, đồ ăn, địa điểm yêu thích, v.v. Với những chủ đề gần gũi có tính ứng dụng cao này, trẻ sẽ muốn được chia sẻ với giáo viên và các bạn học của mình.


Bên cạnh đó, GrapeSEED cung cấp giáo án mẫu trong từng Unit với những câu hỏi gợi mở kết nối với trẻ. Từ đó, trẻ có thể dễ dàng liên hệ với bản thân để chia sẻ suy nghĩ của mình một cách tự nhiên như khi tư duy bằng tiếng mẹ đẻ.


Ví dụ, trong bài học 29 của Unit 3, khi dạy học liệu câu truyện “We love school”, giáo viên sẽ hỏi trẻ các câu như “What do you love to do in school?”, và “What do you love to do at home?”. Trong lớp học thực tế, khi được hỏi những câu này, trẻ vô cùng hào hứng phát biểu suy nghĩ của mình.


Ngoài ra, giáo viên cần chú ý tạo môi trường học vui vẻ, thú vị và kết hợp nhiều hoạt động. Vì chúng ta đều biết rằng độ tập trung của trẻ là không cao, trẻ rất dễ chán nhanh, do vậy giáo viên cần xây dựng bài giảng có nhiều hoạt động tương tác và đa dạng hóa các loại học liệu để có thể duy trì sự hứng thú với trẻ. Khi trẻ hào hứng và yêu thích môi trường học, trẻ sẽ dễ dàng thu nhận ngôn ngữ hơn và thoải mái biểu đạt suy nghĩ của mình hơn.

3. Lựa chọn chương trình có phương pháp dạy nói hiệu quả

Việc dạy nói là một quá trình lâu dài cần nhiều yếu tố tổng hợp lại. Phụ huynh cần cân nhắc những yếu tố bên trên để lựa chọn chương trình học phù hợp và hiệu quả nhất cho con.

GrapeSEED là giải pháp học tiếng Anh toàn diện dành cho các bạn nhỏ từ 4-12 tuổi, là một trong những lựa chọn hàng đầu được tin tưởng bởi hàng ngàn phụ huynh Việt Nam. Với phương pháp học tiếng Anh tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, giáo trình GrapeSEED đã được nghiên cứu, xây dựng và phát triển qua hơn 50 năm, giúp các bạn nhỏ thành thạo khả năng giao tiếp và làm quen kỹ năng đọc – viết trong môi trường 100% tiếng Anh.


Các ba mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về GrapeSEED tại đây.

Đôi nét về tác giả Summer Khuất:

Summer Khuất là một chuyên gia đào tạo của GrapeSEED Việt Nam và là một người mẹ vô cùng năng động. Cô bén duyên với giáo dục từ những buổi dạy tiếng Anh tại Myanmar và Indonesia. Summer theo đuổi sự nghiệp giáo dục với tấm bằng CELTA. Là một người ham học hỏi và luôn nỗ lực tìm tòi những điều mới mẻ trong giáo dục trẻ em, Summer đã đóng góp những ý tưởng mới mẻ, thiết thực, và hữu ích cho việc giảng dạy GrapeSEED. Cô là người đồng sáng lập ra GrapeMEET, chuỗi hội thảo phát triển chuyên môn cho giáo viên GrapeSEED Việt Nam. Đây là nơi giáo viên GrapeSEED trên toàn quốc có cơ hội kết nối, học hỏi lẫn nhau để có thể giảng dạy hiệu quả nhất có thể. Summer đã và đang phụ trách hỗ trợ chuyên môn cho các đối tác của GrapeSEED trên khắp mọi miền tổ quốc bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Hạ Long, Hải Phòng, Hà Tĩnh, và Đà Nẵng. Hơn cả, Summer là một đồng nghiệp năng nổ, thân thiện, luôn luôn tràn đầy ý tưởng và năng lượng.

Tài liệu tham khảo

Nunan, D. (2003). Practical English language teaching. New York: McGraw Hill

Richards, J.C. (2008). Teaching listening and speaking: From theory to practice. Cambridge: Cambridge University Press

Graham-Marr, A. (2004). Teaching skills for listening and speaking. Tokai: Tokai University Press.

Harmer, J. (2007a). How to teach English. Essex: Pearson Education Limited.

Kayi, H. (2006). Teaching speaking: Activities to promote speaking in a second language. The Internet TESL Journal, 12 (11)

Chia sẻ/Lưu bài viết lên mạng xã hội

Cuộc thi Đi tìm Đại sứ GrapeSEED - Cơ hội tham dự Trại hè Mỹ
November 18, 2024
Tham gia ngay Cuộc thi để trở thành một trong 06 đại diện Việt Nam tham dự Trại hè Quốc tế diễn ra tại Seatle, Mỹ vào tháng 7/2025, và nhận được nhiều phần quà giá trị, hấp dẫn như iPad, Apple Pencil, Sách ngoại văn...
Tiếng Anh GrapeSEED
June 11, 2024
Khi lướt Facebook, thỉnh thoảng các ba mẹ sẽ thấy con của bạn bè mình, dù mới chỉ 4-5 tuổi nhưng đã hát những bài hát hoặc đọc những bài thơ bằng tiếng Anh, và có bạn còn phát âm rất chuẩn nữa. Vậy những đứa trẻ này bắt đầu học tiếng Anh từ khi nào nhỉ?
Tiếng Anh GrapeSEED
By Andrew Riese June 11, 2024
Chắc hẳn các giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ ở Việt Nam đều từng trải qua cảm giác hồi hộp trước buổi họp phụ huynh đầu tiên hay những lúc cha mẹ tới dự giờ lớp học. Liệu phụ huynh có hài lòng với kết quả học sinh đạt được? Liệu họ có phàn nàn khi trẻ không chịu ngồi yên tại chỗ? Họ có thấy thất vọng và muốn tìm kiếm trung tâm tiếng Anh khác? Ngược lại với cảm giác lo lắng ấy là niềm hạnh phúc khi chứng kiến học sinh bắt đầu biết tương tác và trả lời câu hỏi của giáo viên, biết hát và kể chuyện bằng tiếng Anh – một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Nắm trong tay trọng trách dìu dắt trẻ trên chặng đường chinh phục tiếng Anh, giúp trẻ dần tự tin trong giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ thành thạo chính là động lực lớn cho mỗi người làm giáo viên. Yếu tố tiên quyết chi phối chặng đường chinh phục tiếng Anh của học sinh chính là phương pháp. Dưới đây là bốn tiêu chí để giáo viên lựa chọn giáo trình dạy tiếng Anh phù hợp cho bé:
Share by: